Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang, thực hiện chức năng đầu tư phát triển và đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ GIANG
Quá trình hình thành và phát triển
————–
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang, thực hiện chức năng đầu tư phát triển và đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quỹ hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ; Hình thức trả lương, thưởng, xếp loại, xếp hạng trên cơ sở kết quả hoạt động theo quy định như đối với Công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn .
Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ được chia làm 3 giai đoạn:
A- Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2008 đến tháng 12/2010.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn , đáp ứng được nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh, đổi mới và phát triển dây chuyển công nghệ,… và các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được nhiều với các tổ chức tín dụng và thực hiện Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. UBND tỉnh Hà Giang đã có quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà giang. Quỹ Bảo lãnh tín dụng chính thức đi vào hoạt động từ 19/05/2008.
1. Tổ chức bộ máy gồm có:
a/ Hội đồng quản lý 07 đồng chí:
– Phó chủ tịch UBND tỉnh ( phụ trách khối ) – Chủ tịch Hội đồng quản lý.
– Phó Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL kiêm Giám đốc Quỹ.
– Phó Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư – thành viên HĐQL.
– Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh – thành viên HĐQL.
– Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh – thành viên HĐQL.
– Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh – thành viên HĐQL
– Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang – thành viên HĐQL
b/ Ban kiểm soát ( hoạt động kiêm nhiệm ) 03 đồng chí:
– Trưởng phòng Quản lý Giá doanh nghiệp, Sở Tài chính – Trưởng ban.
– Chuyên viên Phòng Quản lý Giá doanh nghiệp, Sở Tài chính – Thành viên.
– Chuyên viên Phòng tiền tệ kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang – Thành viên.
c/ Ban điều hành khi thành lập có 05 đồng chí, hoạt động theo hình thức chuyên viên trực tuyến:
1. Đ/c Lê Thị Xiết – Phó Giám đốc Sở Tài chính – Kiêm Giám đốc BĐH
2. Đ/c Nguyễn Thị Huỳnh Diệp – Phó Giám đốc chuyên trách BĐH;
3. Đ/c Thạch Thị Lan- Kế toán trưởng kiêm công tác vận động góp vốn
4. Đ/c Lê Thị Lan Hương – Cán bộ Nghiệp vụ bảo lãnh;
5. Đ/c Mai Thị Thùy Linh – CB nghiệp vụ kiêm văn thư, hành chính
2. Vốn điều lệ :
– Khi thành lập: 10 tỷ đồng;
– Đến 31/12/2009: 21,8 tỷ đồng;
– Đến 31/12/2010: 24,1 tỷ đồng.
3. Nội dung hoạt động:
Hoạt động chủ yêu của Quỹ là tuyên truyền hoạt động của Quỹ để các đối tượng khách hàng biết, vận động các khách hàng là các Hộ kinh doanh, HTX, Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính góp vốn vào Quỹ để có vốn bảo lãnh cho các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác có khó khăn hơn về vốn. Nghiệp vụ chủ yếu là bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn; sau một năm hoạt động, năm 2009 mới mạnh dạn thí điểm bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng. Trong 3 năm 2008-2010: Đã cấp bảo lãnh cho 137 lượt hồ sơ, với Doanh số bảo lãnh là 93,8 tỷ đồng cho các đối tượng khách hàng là các hộ kinh doanh, các HTX và các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để thực hiện vay vốn sản xuất kinh doanh là 67,3 tỷ đồng; Bảo lãnh để dự thầu và thực hiện các hợp đồng kinh tế là 26,5 tỷ đồng. Hoạt động bảo lãnh trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và SX vật liệu là 42 tỷ đồng với 4.349 lao động được tạo việc làm; Bảo lãnh trên lĩnh vực Nông lâm nghiệp, chế biến TP, chè là 17 tỷ đồng với 610 lao động được tạo việc làm; Bảo lãnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 34,8 tỷ đồng với 1.355 lao động được tạo việc làm.
B- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2011 – 31/12/2017:
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc khó khăn về về vốn sản xuất kinh doanh, đổi mới và phát triển dây chuyển công nghệ, thực hiện các chương trình đầu tư theo nghị quyết của tỉnh, tăng khả năng tiếp cận vôn với các tổ chức tín dụng của Doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động tổ chức tài chính trung gian là cầu nối giữa chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của nhà nước và của địa phương với Doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển cụ thể hóa các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với các chủ đầu tư, tạo tiền đề cho việc thực hiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng như: cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.
UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua đề án thành lập Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang trên cơ sở Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung thêm chức năng hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương theo Nghị định 137/2007/NĐ-CP và Quỹ phát triển đất theo Quyết định 40/2010/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ.
Ngày 24/12/2010 Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 4120/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang.
Quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang có chức năng đầu tư tài chính, đầu tư phát triển; Quản lý Quỹ phát triển đất, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhận ủy thác quản lý Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, các Quỹ tài chính khác trên địa bàn tỉnh và thực hiện những nhiệm vụ do UBND tỉnh phân giao.
1. Tổ chức bộ máy:
a/ Hội đồng quản lý
– Khi mới thành lập HĐQL gồm 9 thành viên: Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch HĐQL; Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL; Phó Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL kiêm Giám đốc Quỹ; Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư – thành viên; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh – thành viên; Giám đốc Sở Tài nguyên & MT – thành viên; Giám đốc Sở Xây dựng – thành viên; Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang – thành viên; Phó giám đốc BĐH quỹ – Thư ký.
– Kiện toàn lại, đến 10/2017, HĐQL có 7 Thành viên: Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch HĐQL; Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL; Giám đốc Quỹ- Phó Chủ tịch HĐQL; Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư – thành viên; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh – thành viên; Giám đốc Sở Tài nguyên & MT – thành viên; Giám đốc Sở Xây dựng – thành viên; Trưởng phòng Kinh tế -VP UBND tỉnh – Thư ký.
– Kiện toàn từ 10-12/2017: HĐQL có 5 thành viên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch HĐQL; Phó Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL, các Thành viên: Giám đốc Quỹ; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & ĐT; Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
b/ Ban kiểm soát:
– Khi mới thanh lập, Ban kiểm soát gồm 03 thành viên hoạt động kiêm nhiệm:
– Kiện toàn lại, đến nay, BKS có 3 Thành viên:
+ Trưởng ban kiểm soát chuyên trách.
+ Chuyên viên phòng Quản lý Giá doanh nghiệp, Sở Tài chính – Thành viên ( Kiêm nhiệm ).
+ Chuyên viên phòng tổng hợp & kiểm soát nội bộ – Ngân hàng nhà nước tỉnh – Thành viên (Kiêm nhiệm).
c/ Bộ máy điều hành:
– Ban Giám đốc 02 người (Giám đốc, 01 Phó giám đốc)
– 05 phòng chức năng trực thuộc, gồm:
+ Phòng Kế toán: 04 Lao động
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp: 04 Lao động
+ Phòng Nghiệp vụ bảo lãnh: 04 lao động
+ Phòng Nghiệp vụ đầu tư: 03 Lao đôộng;
+ Phòng Phát triển đất & Ủy thác: 02 Lao độngđồng chí
2. Vốn điều lệ :
a/ Nguồn vốn hoạt động của Quỹ: Vốn NSNN cấp hàng năm trong cân đối Ngân sách địa phương và nguồn thu về sử dụng đất theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Vốn góp của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp, hiệp hội trên địa bàn; Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ;
b/ Phát triển vốn:
Khi thành lập (1/2011): 24 tỷ đồng; 31/12/2012: 54,5 tỷ đồng; 31/12/2013: 76,3 tỷ đồng; 31/12/2014: 98,6 tỷ đồng; đến ngày 31/12/2015: 120 tỷ đồng; 31/12/2017: 141,4 tỷ đồng
3. Nội dung hoạt động:
a/ Hoạt động của Quỹ chủ yếu trên 4 lĩnh vực:
– Bảo lãnh (hỗ trợ) các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có khả năng, hay khả năng còn hạn chế trong việc đáp ứng các quy định về đảm bảo tiền vay sẽ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc, trang thiết bị….Bảo lãnh để các Doanh nghiệp tham gia dự thầu; thực hiện các hợp động kinh tế… các Nhằm làm cho doanh nghiệp ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
– Thực hiện đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư và góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế để đầu tư trực tiếp các dự án kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh được HĐND tỉnh thông qua;
– Quản lý quỹ phát triển đất, thực hiện đầu tư phát triển quỹ đất, ứng vốn bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, tập trung nguồn lực cho việc quy hoạch phát triển đất, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh;
– Nhận ủy thác và ủy thác với các tổ chức cá nhân theo quy định của Chính phủ; Thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của UBND tỉnh để huy động vốn cho NSĐP theo quy định của pháp luật.
b/ Kết quả hoạt động nghiệp vụ (Từ 2011 đến 31/12/2017)
– Hoạt động Bảo lãnh tín dụng: Quỹ đã cấp bảo lãnh được cho 686lượt khách hàng, với tổng doanh số bảo lãnh là 370,5 tỷ đồng; Số lao động được tạo việc làm: 17.537 lượt người;
– Đã ứng vốn bồi thường GPMB và tạo quỹ đất được 37 dự án với số vốn ứng 63 tỷ đồng:
– Đã tiếp nhận, thẩm định và cho vay được 127 lượt dự án với tổng số tiền là: 272,6 tỷ đồng;
– Thực hiện nhiệm vụ Ủy thác được UBND Tỉnh giao về rải ngân vốn bình ổn giá đối với mặt hàng muối Iốt và phân bón , Bảo lãnh vay vốn phát triển Nông nghiệp hàng hoá với số vốn ủy thác là 14.408 triệu đồng;
c/ Kết quả hoạt động tài chính:(Từ 2011 đến 31/12/2017)
– Tổng thu nhập 7 năm: 54,3 tỷ đồng, trong đó: Thu từ hoạt động bảo lãnh : 3,1 tỷ đồng, chiếm 5,7% Thu nhập; Thu từ hoạt động cho vay đầu tư 28,9 tỷ đồng, chiếm 53,2% Thu nhập; Thu từ hoạt động của quỹ phát triển đất: 844 triệu đồng, chiếm 1,5% Thu nhập; Thu từ lãi tiiền gửi ngân hàng: 16,9 tỷ đồng chiếm 32% Thu nhập.
– Tổng chi phí 7 năm: 45 tỷ đồng, trong đó: Chi phí nghiệp vụ: 15,2 tỷ đồng, chiếm 34% chi phí; Chi phí quản lý: 30 tỷ đồng, chiếm 66% chi phí;
– Tổng chi phí dự phòng đã được hoàn nhập: 4,75 tỷ đồng.
– Nộp ngân sách nhà nước 1,1 tỷ đồng
– Chênh lệch thu chi ( lãi) sau thuế: 13,5 tỷ đồng.
C- Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2018:
Ngày 12/12/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2662/QĐ/UBND Phê duyệt đề án thành lập Quỹ Đầu tư phát triển Hà Giang trên cơ sở Kiện toàn lại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang;
Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2850,2851/QĐ/UBND V/v thành lập và Ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang ( gọi tắt là HGDIF).
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang, thực hiện chức năng đầu tư phát triển và đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quỹ hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ; Hình thức trả lương, thưởng, xếp loại, xếp hạng trên cơ sở kết quả hoạt động theo quy định như đối với Công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn .
1. Tổ chức bộ máy:
a/ Hội đồng quản lý
HĐQL có 5 thành viên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch HĐQL; Phó Giám đốc Sở Tài chính – Phó chủ tịch HĐQL, các Thành viên: Giám đốc Quỹ; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & ĐT; Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
b/ Ban kiểm soát:
BKS có 3 Thành viên: Trưởng ban kiểm soát chuyên trách; 2 thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo cấp phòng và Chuyên viên Ngân hàng nhà nước tỉnh, Sở Tài chính.
c/ Bộ máy điều hành:
– Ban Giám đốc 02 người (Giám đốc, 01 Phó giám đốc)
– 4 phòng chức năng trực thuộc, gồm:
+ Phòng Kế hoạch-Tài chính;
+ Phòng Tổ chức- Hành chính;
+ Phòng Tín dụng đầu tư;
+ Phòng Bảo lãnh & Ủy thác.
2. Vốn hoạt động :
a) Vốn Điều lệ khi cơ cấu lại: 100 tỷ đồng;
b/ Các Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 1,46 tỷ đồng;
c/ Vốn nhận uỷ thác hoạt động BLTD: 30 tỷ đồng;
d/ Vốn nhận uỷ thác Quỹ Phát triển đất: 10 tỷ đồng.
3. Chức năng nhiện vụ:
– Hoạt động huy động vốn: Được huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của UBND tỉnh.
– Hoạt động đầu tư: Đầu tư trực tiếp, cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
– Hoạt động uỷ thác: Nhận ủy thác thực hiện toàn bộhoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Quỹ Phát triển đất; nhận ủy thác một số nội dung của các Quỹ tài chính nhà nước do UBND tỉnh giao.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.