Du lịch đang góp phần quan trọng, thúc đẩy phát triển KT – XH của tỉnh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; sản phẩm còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, tỉnh ta đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển.
Du lịch đang góp phần quan trọng, thúc đẩy phát triển KT – XH của tỉnh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; sản phẩm còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, tỉnh ta đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển.
Ruộng bậc thang xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì) luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. |
Ngày 24.7.2017, BTV Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị. Cụ thể hóa chủ trương này, cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể, ưu tiên phát triển du lịch bền vững; nhờ vậy, du lịch Hà Giang không ngừng khởi sắc, số lượng du khách và doanh thu tăng nhanh từng năm. Toàn tỉnh hiện có trên 180 cơ sở lưu trú với trên 2.700 phòng, công suất sử dụng trung bình 60 – 70%, vào các dịp lễ, hội đạt 100%; doanh thu từ du lịch tăng bình quân hàng năm trên 29%. Năm 2017, khách du lịch đến Hà Giang đạt mốc 1 triệu lượt; các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng.
Với mục tiêu đến năm 2020, Hà Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng núi phía Bắc; thu hút 1,5 triệu lượt khách; doanh thu từ du lịch đạt 1.400 tỷ đồng; cơ sở lưu trú đạt trên 5.000 buồng; số lao động trong ngành du lịch đạt trên 6.000 người. Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch Quốc gia; thu hút 3,6 triệu lượt khách và doanh thu đạt 3.344 tỷ đồng… Tỉnh ta đang tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của du lịch trong phát triển KT – XH; đổi mới tư duy để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường quản lý, triển khai có hiệu quả các quy hoạch và dự án đầu tư vào các điểm du lịch; cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng tiếp cận ưu tiên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của đồng bào các dân tộc; quan tâm, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động du lịch.
Về cơ chế chính sách, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND ngày 21.7.2016 của HĐND tỉnh quy định chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mức thu phí và cơ chế quản lý phí tham quan đối với các điểm du lịch; tăng cường hợp tác công – tư để huy động nguồn lực trong xã hội; ưu tiên vốn vay, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, tạo quỹ đất cho đầu tư phát triển các dự án, công trình công cộng, cảnh quan, cây xanh; đơn giản thủ tục hành chính, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và áp dụng nhiều ưu đãi khi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng và các sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương, có tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các cấp, ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, từng bước đưa hình ảnh của Hà Giang đến gần hơn với du khách, trở thành “địa chỉ đỏ” trên bản đồ du lịch.
BIỆN LUÂN – baohagiang.vn