Ngày 26-27.11, tỉnh ta long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017 với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các doanh nghiệp trong, ngoài nước. Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên Báo Hà Giang đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhằm cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin về tiềm năng, lợi thế, cũng như cam kết mạnh mẽ của địa phương trong thu hút đầu tư.
Ngày 26-27.11, tỉnh ta long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017 với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các doanh nghiệp trong, ngoài nước. Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên Báo Hà Giang đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhằm cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin về tiềm năng, lợi thế, cũng như cam kết mạnh mẽ của địa phương trong thu hút đầu tư.
Phóng viên (P/v): Hà Giang nằm cách xa trung tâm phát triển KT-XH của cả nước, hiện vẫn nằm trong tốp những địa phương khó khăn, theo đồng chí, lợi thế nào của tỉnh sẽ hấp dẫn nhà đầu tư?
Đồng chí (Đ/c) Nguyễn Văn Sơn:
Xét về khoảng cách địa lý, đúng là Hà Giang cách xa các trung tâm phát triển KT-XH của cả nước. Nhưng, điều này không đáng ngại, trong định hướng phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh, khoảng cách này sẽ được rút ngắn cả về chiều dài quãng đường và thời gian di chuyển. Thời gian qua, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh đã, đang dần được nâng cấp khá hoàn chỉnh; các tuyến giao thông trọng điểm phát triển KT-XH đã được nâng cấp.
Tuy mặt bằng chung của địa phương còn nhiều khó khăn, cấu tạo địa chất, địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, vực sâu, nhưng lại tạo ra nhiều sông, suối với nguồn thủy năng phong phú, có tiềm năng rất lớn phát triển thủy điện. Đặc biệt, tỉnh có thế mạnh về tài nguyên đất rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt gần 376 nghìn ha. Trong đó, gần 227 nghìn ha đất rừng phòng hộ, trên 100 nghìn ha rừng kinh tế, 300 nghìn ha đất trống có thể phát triển 100 – 200 nghìn ha rừng kinh tế. Hà Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, nhiều dân tộc sinh sống với những nét văn hóa đậm bản sắc vẫn được lưu giữ nên có lợi thế rất lớn khai thác du lịch…
P/v: Thời gian qua, tỉnh ta đã nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đồng chí có thể đánh giá những kết quả nổi bật trong thu hút đầu tư vào tỉnh.
Đ/c Nguyễn Văn Sơn:
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2017, tỉnh ta đã tiếp nhận, ký kết hiệp định được 28 chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ Ả rập xê út, WB, ADB, JICA, IFAD… với tổng vốn gần 3 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục thu hút và đã ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II”; phê duyệt Văn kiện Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc”, sử dụng vốn vay ADB; Dự án “Đầu tư xây dựng khu xử lý và chôn lấp chất thải rắn thành phố Hà Giang”, nguồn vốn Chính phủ Đan Mạch; đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh và Bắc Quang, vốn Hàn Quốc; nâng cấp Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Mê và cấp nước huyện Bắc Mê, Mèo Vạc từ nguồn vốn Hungary; Dự án “Phát triển đa mục tiêu vùng đồng bào dân tộc thiểu số các xã nghèo huyện Xín Mần”, nguồn vốn Quỹ Cô-oét… Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 11 triệu USD.
Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, tỉnh ta đã và đang thu hút một số nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đến khảo sát, nghiên cứu, đầu tư Dự án Bệnh viện Phục hồi chức năng liên doanh Nhật Việt; xây dựng các khu nghỉ dưỡng siêu sang trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2016, tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho 32 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký trên 2,9 nghìn tỷ đồng; 9 tháng của năm 2017, cấp mới GCNĐKĐT cho 20 dự án, tổng vốn đăng ký gần 1,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 3 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 102 tỷ đồng.
Hiện nay, tỉnh đang tập trung thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn TH với các dự án trồng và chế biến dược liệu, trồng chè, chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa; Trung tâm Thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại Shop House của Tập đoàn Vin Group; trồng rừng, chế biến gỗ của Tập đoàn Hào Hưng…
P/v: Đồng chí có thể cho biết định hướng thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới?
Đ/c Nguyễn Văn Sơn:
Mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh chủ trương “Tập trung huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng”, các dự án thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách gồm hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, dịch vụ kho, bãi… logistics, lao động tại chỗ; phát triển hệ thống quyết các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, mở rộng ngành nghề, giải hóa Hà Giang sẽ tập trung thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực thế mạnh, được ưu tiên gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển kết cấu hạ tầng; chú trọng thu hút, phát triển công nghiệp chế biến, thủy điện và sản xuất vật liệu xây dựng… Với mục tiêu hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng chất lượng và bền vững, Hà Giang tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; đa dạng
P/v: Vậy tỉnh ta có những chủ trương, chính sách gì tạo thuận lợi và để nhà đầu tư yên tâm gắn bó, làm ăn lâu dài?
Đ/c Nguyễn Văn Sơn:
Ngoài các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư chung của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hỗ trợ đầu tư đối với hoạt động khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo các Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND, 209/2015/NQ-HĐND, 35/2016/NQ-HĐND và 86/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh…
Hà Giang; hỗ trợ 50% giá thuê mặt bằng kinh doanh. Các tổ chức đầu tư, sản xuất, chế biến dược liệu được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/nhà máy chế biến dược liệu; 50 triệu đồng đăng ký thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi… kho, bãi, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu; hỗ trợ 2% trên tổng giá trị kim ngạch mặt hàng xuất khẩu sản xuất tại chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, Theo các chính sách này, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước; được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay làm đường giao thông từ trục chính đến dự án; hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn để đầu tư, xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu,
P/v: Đồng chí có thể cho biết những kỳ vọng của Hà Giang sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2017?
Đ/c Nguyễn Văn Sơn:
Tại hội nghị này, Hà Giang giới thiệu đến nhà đầu tư 26 danh mục dự án trao GCNĐKĐT với tổng vốn dự kiến 12.826 tỷ đồng. Trong đó, 7 dự án cấp điều chỉnh GCNĐKĐT với tổng vốn 4.700 tỷ đồng; 11 dự án đã cấp mới GCNĐKĐT với tổng vốn trên 5.639 tỷ đồng; 8 dự án dự kiến cấp mới GCNĐKĐT năm 2017, tổng vốn gần 2.487 tỷ đồng. Có 5 danh mục các dự án ký biên bản cam kết đầu tư gồm: 1 dự án của Tập đoàn Banyan Tree và Thiên Minh ký với UBND tỉnh, 4 dự án của các nhà đầu tư ký với huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn và thành phố Hà Giang…
Các danh mục dự án thu hút đầu tư đều có triển vọng rất lớn, rất hấp dẫn, khả năng sinh lời rất cao. Hà Giang cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng nhà đầu tư để các dự án nhanh chóng được triển khai, để nhà đầu tư yên tâm gắn bó, làm ăn lâu dài tại địa phương.
P/v: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh!
THIÊN THANH – KI TIẾN – baohagiang.vn