Trên 33 nghìn lao động (LĐ) được giải quyết việc làm; 8.854 người xuất khẩu LĐ và làm việc ngoài tỉnh. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 22.525 người; tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% năm 2015 lên trên 49% năm 2017, trong đó qua đào tạo nghề từ 37% lên 40%… Những con số trên thực sự ấn tượng, thể hiện sự lãnh, chỉ đạo với giải pháp đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành nhằm cụ thể hóa 1 trong 5 chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.
Trên 33 nghìn lao động (LĐ) được giải quyết việc làm; 8.854 người xuất khẩu LĐ và làm việc ngoài tỉnh. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 22.525 người; tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% năm 2015 lên trên 49% năm 2017, trong đó qua đào tạo nghề từ 37% lên 40%… Những con số trên thực sự ấn tượng, thể hiện sự lãnh, chỉ đạo với giải pháp đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành nhằm cụ thể hóa 1 trong 5 chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.
Đoàn viên, thanh niên huyện Quản Bạ tham dự buổi tư vấn việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức. |
Chương trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm” của tỉnh giai đoạn 2015 – 2020 đề ra mục tiêu: Đào tạo nghề cho 61 nghìn người, bình quân đào tạo 12.200 người/năm; nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề lên 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 45%; tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn LĐ… Hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, có giải pháp triển khai với các bước đi cụ thể như tiến hành sáp nhập các Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) các huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) – GDTX; sáp nhập Trường Trung cấp Kinh tế – kỹ thuật với Trường Cao đẳng Nghề và đổi tên thành Trường Cao đẳng kỹ thuật và công nghệ Hà Giang; thực hiện liên kết tuyển sinh, đào tạo với một số Trường Cao đẳng ngoài tỉnh như Than – Khoáng sản Việt Nam; Nông – lâm Phú Thọ; Nông – lâm Đông Bắc Lạng Sơn; Cao đẳng Y tế Hà Nam; ký thỏa thuận với Công ty Cổ phần phụ trợ Việt – Nhật xây dựng chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng công nghệ ô – tô và thú y.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng LĐ trên địa bàn, từ đó định hướng việc làm cho người dân. Hàng năm, các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra, khảo sát lực lượng LĐ được đào tạo nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề, nhất là đối với các xã điểm xây dựng Nông thôn mới. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh thường xuyên thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn nghề nghiệp cho người dân, nhất là đối tượng đoàn viên, thanh niên khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, tỉnh ta đã vận dụng linh hoạt Quyết định số 53 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học Cao đẳng, Trung cấp Nghề; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật được hưởng 100% mức tiền lương cơ sở/tháng; học sinh tốt nghiệp ở các trường PTDT Nội trú, học sinh dân tộc Kinh là người khuyết tật, có hộ khẩu thường trú tại vùng điều kiện KT – XH khó khăn, vùng biên giới được hưởng 80% mức tiền lương cơ sở/tháng. Đào tạo nghề tại huyện động lực với nghề phi nông nghiệp được hỗ trợ tiền ăn tăng thêm 20 nghìn đồng/người/ngày. Từ năm 2016, đào tạo nghề quản trị HTX, kế toán HTX trên địa bàn được hỗ trợ tiền đi lại 200 nghìn đồng/người/khóa, tiền ăn cho học viên 50 nghìn đồng/người/ngày, tiền ngủ 100 nghìn đồng/người/tháng…
Với nỗ lực và giải pháp triển khai linh hoạt, đồng bộ của các cấp, các ngành, sau hơn 2 năm thực hiện chương trình, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 33 nghìn LĐ, đạt trên 41% mục tiêu nghị quyết, tăng trên 3% so với năm 2015; trong đó, LĐ đi xuất khẩu và làm việc ngoài tỉnh 8.854 người. Đào tạo nghề cho 22.525 người; chất lượng LĐ ngày một nâng lên, tỷ lệ LĐ qua đào tạo từ 46% cuối năm 2015 nâng lên trên 49% năm 2017, trong đó LĐ qua đào tạo nghề tăng từ 37% năm 2015 lên 40% năm 2017; cơ cấu LĐ chuyển dịch theo hướng tích cực…
Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo Sở Lao động – TBXH, trong quá trình triển khai Chương trình trọng tâm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm” thời gian qua vẫn còn những hạn chế như: Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban cấp huyện với cơ sở đào tạo nên một số nghề chưa sát nhu cầu; việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cấp huyện chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH, thị trường. Nguồn lực đầu tư cho một số chương trình, dự án, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng chưa bố trí nguồn thực hiện.
Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC – baohagiang.vn